1.Thường xuyên đeo đồng hồ lúc vận động mạnh.
Chạy, chơi tennis, cầu lông, đá bóng,… vận động mạnh khi đeo đồng hồ là cách giết chết chiếc đồng hồ của bạn một cách từ từ. Trừ dòng đồng hồ điện tử, và những mẫu đồng hồ thiết kế riêng để chơi thể thao thì hầu hết những cố máy thời gian hiện nay khá là “dị ứng” với các hoạt động mạnh.Giết chết như thế nào? Ngoài những chiếc đồng hồ được trang bị những chi tiết hoặc vật liệu chống sốc, thì khi vận động mạnh vẫn sẽ tác động đến bộ máy bên trong một cách từ từ. Có nghĩa là có thể thỉnh thoảng hoạt động, nhưng nếu liên tục vận động mạng trong một thời gian dài, thì nguy cơ bỗng một ngày nào đó, chiếc đồng hồ trên tay của bạn sẽ đứng hình.
2. Điều chỉnh lịch vào giờ cấm
Thói quen này chỉ xảy ra với những ai sở hữu một chiếc đồng hồ có báo lịch, như báo ngày, tháng, năm. Những chiếc đồng hồ dạng này luôn có một khoảng thời gian mà lịch tự động nhảy. Bạn có thể nhận thấy thời gian này khi con số bên trong đang bị đặt lệch ô cửa sổ báo, mà không phải chính giữa. Và đây được xem là khung giờ nguy hiểm với những ai muốn chỉnh lịch.
Điều chỉnh lịch vào khung giờ này là điều cấm kị với những ai đang sở hữu một chiếc đồng hồ, dù là đồng hồ chạy pin hay là đồng hồ cơ. Mỗi nhà sản xuất sẽ ấn định một khung giờ nhảy ngày riêng biệt. Nhưng có một lời khuyên bạn có thể chỉnh lịch từ 8 đến 11 giờ sáng hôm sau. Đặc biệt nếu như thấy tình trạng số ngày bị lệch khỏi ô thì đừng vội mà chỉnh lịch ngay lúc đó.
3. Đặt đồng hồ cạnh đồ dùng điện tử
Nhà sản xuất đồng hồ H. Moser đã và đang nghiên cứu những chất liệu sản xuất dây tóc mới, có khả năng chống sốc, bền bỉ, và cả có khả năng kháng từ. Bởi nhà sản xuất nào cũng biết một điều từ trường sẽ làm hư hại đến bất kì bất kì loại đồng hồ.
Khi bước chân vào khu vực có từ trường mạnh hoặc đơn giản là nhiễm từ, những chiếc đồng hồ đều bị ảnh hưởng dù ít hay nhiều. Nếu là một chiếc đồng hồ chạy bằng pin, khả năng rất cao, khi gặp từ trường mạnh, nó sẽ hỏng ngay lập tức. Còn những chiếc đồng hồ cơ lại có khả năng chịu đựng tốt hơn, nhưng dù sao chúng cũng sẽ bị lỗi, chạy không chính xác.
Tuy nhiên thực tế, chỉ những khu vực đặc biệt mới có từ trường mạnh, nhưng cũng không vì thế mà ta lơ là việc nhiễm từ của một chiếc đồng hồ. Và có những thói quen tưởng chừng vô hại sẽ khiến cho chiếc đồng hồ thân yêu dần dần không thể hoạt động lại được.
Bởi vậy, hãy để chiếc đồng hồ của mình tránh xa những vật dụng phát ra từ trường, dù ở cường độ khá yếu ớt, nhưng chuyện gì cũng thế, đều được tích tiểu thành đại. Những vật dụng nên tránh là đồ điện tử, công nghệ, có hoạt động của dòng điện như là: tivi, loa đài, máy tính, điện thoại,…
4. Mày mò nút bấm, núm vặn cùng lúc
Hí hoáy nghịch đồng hồ khi chưa rõ chức năng? Có lẽ khi được cầm một món đồ mới, đặc biệt là một chiếc đồng hồ có nhiều chức năng, ai cũng sẽ tò mò không biết nút bấm này để làm gì, núm vặn này dùng ra làm sao?
Với tâm thế tò mò, muốn khám phá, nhiều người dùng đồng hồ đặc biệt là người mới hay tự mình nghiên cứu đã tự mình hành động. Thói quen vọc đồ là điều đáng khen, nhưng trong trường hợp với những chiếc đồng hồ cơ đắt tiền thì hoàn toàn không nên!
Điều nên làm là tham khảo ý kiến của những người có kiến thức, hoặc địa chỉ bán đồng hồ tin cậy để có thể sử dụng đồng hồ lâu bền.
5. Lên dây cót, vặn núm chỉnh giờ khi đang đeo
Trên vỏ khung đồng hồ, núm chỉnh giờ luôn luôn là bộ phận nhạy cảm và dễ bị hư tổn nhất. Có không ít người tiết kiệm thời gian, hay đơn giản lười tháo đồng hồ ra, mà vừa lên dây cót hoặc điều chỉnh thời gian khi vẫn đeo đồng hồ trên tay. Hành động này sẽ dẫn đến một mối nguy hiểm tiềm tàng cho cỗ máy thời gian của bạn.
Khi đeo trên tay, góc quay núm chỉnh giờ sẽ bị lệch, khiến núm bị vênh dần, và càng ngày nó sẽ cong hẳn. Như vậy đây được xem là một trong những cách thức từ từ để chào tạm biệt với chiếc đồng hồ yêu quý chỉ vì thói quen vô ý. Đặc biệt, chống chỉ định với việc vừa đi, vừa đeo đồng hồ trên tay lại cố gắng chỉnh giờ.
6. Nạp năng lượng liên tục
Với những chiếc đồng hồ không chạy bằng pin, cần một cơ chế lên năng lượng riêng biệt. Và đây chính là sơ xuất tưởng chừng vô hại, nhưng lại hại vô cùng đối với thiết bị thời gian mà ai cũng cần để ý.
- Những chiếc đồng hồ tự động được thiết kế để lên dây cót khi người dùng cử động tự nhiên. Tuy nhiên, không phải cứ lắc mạnh, lắc liên tục là sẽ lên dây cót nhiều hơn. Điều này sẽ gây chấn động tới bộ máy và làm cho chiếc đồng hồ hoạt động sai lệch.
- Hay loại đồng hồ lại có tính năng lên cót tay để tạo năng lượng, thì nhiều người có thói quen lên dây cót thường xuyên, kể cả khi đồng hồ còn đang hoạt động, chưa hết cót.
Cả hai thói quen trên, nếu bạn muốn chiếc đồng hồ của mình vĩnh viễn ngủ yên thì bạn có thể tiếp tục thử!
7. Vô tư để đồng hồ tắm mưa
Nước luôn là kẻ thủ số một của những chiếc đồng hồ, đặc biệt là bộ máy bên trong. Có thể do vài hành động không để ý như là đeo đồng hồ trong môi trường ẩm, rửa tay, đi mưa khiến nước xâm nhập vào bên trong. Hay cũng có thể do các bộ phận trên đồng hồ bị hở,…
Cũng có trường hợp, người dùng điều chỉnh núm chỉnh giờ trong môi trường dưới nước. Đây chính là cơ hội để nước dễ dàng thâm nhập vào bộ máy bên trong.
Bất kì ai khi mua, đều mong muốn chiếc đồng hồ của mình có thể bền lâu trên tay. Tuy nhiên, có thể thiếu một chút kiến thức, và làm lỡ tay thôi, đã khiến chiếc đồng hồ ấy ra đi mãi mãi. Nếu có thể, hãy tự trang bị cho mình kiến thức nhất định, tránh trường hợp đáng tiếc nhất xảy ra!
Nếu bạn muốn thoải mái bơi lặn và tắm mua thì nên lua chọn mua 1 chiếc đồng hồ diver chống nước 200m.
Comments are closed.